Quản lý Công nghệ thông tin – Chief Information Officer CIO
Tổng quan chương trình
Quá trình tin học hóa trong tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang diễn ra với nhịp độ khẩn trương. Nhiều cơ quan, đơn vị sẵn sàng đầu tư những khoản kinh phí lớn cho các dự án CNTT với mong muốn nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phục vụ khách hàng (hoặc công dân) tốt hơn, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, các dự án tin học hoá thành công vẫn còn rất ít, đa phần là gặp nhiều thách thức hoặc thất bại. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm các dự án CNTT gặp nhiều khó khăn là chúng ta thừa các chuyên viên công nghệ nhưng lại thiếu các nhà quản lý chuyên nghiệp, có tầm và có tâm để đủ sức điều hành, tổ chức và lãnh đạo bộ máy CNTT tại các cơ quan, đơn vị.
Chương trình học "Quản lý Công nghệ Thông tin - CIO " được xây dựng nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp có được những định hình cơ bản về CNTT, vai trò, tầm quan trọng của các nhà Quản lý, Lãnh đạo và bộ máy CNTT hiện nay.
Chương trình học này cũng được xem như một hướng dẫn trợ giúp các cán bộ làm công tác tin học xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình, từ đó xây dựng các chiến lược CNTT hợp lý, quản lý các nguồn lực tài chính, con người, dự án, quy trình, … tốt hơn.
Mục tiêu chương trình
·Giới thiệu CNTT
·Lãnh đạo thông tin, Vai trò và nhiệm vụ
·Lãnh đạo thông tin và kỹ năng
·Các thách thức của lãnh đạo thông tin
·Hoạch định chiến lược CNTT
·Quản lý tổ chức và nhân lực CNTT
·Cân đối giữa chiến lược CNTT và chiến lược kinh doanh
·Quản lý hạ tầng về CNTT
·Quản lý an toàn thông tin
·Hệ thống thông tin
·Quản lý nguồn lực tài chính CNTT
·Quản lý CNTT theo mô hình dịch vụ
·Quản lý dự án CNTT
·Quản lý tri thức
·Quản lý đối tác, outsourcing
·Quản lý và đo lường giá trị của CNTT
·Tin học hóa, các bước thực hiện và bài học kinh nghiệm.
Đối tượng
·Các Lãnh đạo thông tin trong các cơ quan Nhà nước
·Các lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp
·Các Lãnh đạo thông tin trong các doanh nghiệp
Thời lượng: 05 ngày
Yêu cầu : Học viên cần phải học có kinh nghiệm quản lý tổ chức hoặc kinh nghiệm quản lý hệ thống thông tin
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
BÀI 1: THÔNG TIN
Khái niệm, lịch sử và vai trò của CNTT
Tác động của tổ chức đối với tổ chức, cá nhân và xã hội
Các vùng quản lý của CNTT và mô hình tổ chức CNTT hiện đại
Công tác lãnh đạo và quản lý CNTT
BÀI 2: NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ CNTT
Vai trò của lãnh đạo và quản lý CNTT
Trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý CNTT
Các kỹ năng chính
Một CIO thành công
BÀI 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CNTT
Tương xứng giữa chiến lược phát triển tổ chức và chiến lược CNTT
Lý thuyết các hệ thống thông tin chiến lược
Quy trình hoạch định
Tài liệu hoá kế hoạch chiến lược CNTT
Triển khai chiến lược
Một số gợi ý
BÀI 4: QUẢN LÝ HẠ TẦNG CNTT
Các khái niệm về hạ tầng CNTT
Ước lượng quy mô hạ tầng CNTT
Chọn lựa giải pháp, nhà cung cấp
Quản lý tài sản CNTT
Các công nghệ mới
BÀI 5: BẢO MẬT CNTT
Một số khái niệm an toàn thông tin
Phân tích, đánh giá an toàn thông tin
Các biện pháp bảo vệ
Các giải pháp công nghệ về bảo mật thông tin
Các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật thông tin
BÀI 6: QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
Các mô hình tổ chức
Tổ chức CNTT
Các hoạt động quản lý nguồn nhân lực
Sử dụng nguồn lực bên ngoài
Các cam kết theo cấp độ dịch vụ
BÀI 7: QUẢN LÝ CNTT THEO MÔ HÌNH DỊCH VỤ
Chính sách CNTT
Khái niệm quản lý tổ chức CNTT theo mô hình dịch vụ
CNTT Quản lý hạ tầng CNTT
Tổ chức dịch vụ hỗ trợ người dùng Service Desk
BÀI 8: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CNTT
Lập kế hoạch ngân sách CNTT
Phân tích chi phí
Chi tiêu cho CNTT
